Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí: Hợp tác để thành công

 

Ông Phạm Anh Tuấn

 

Bên lề Hội thảo “Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí Việt Nam” do Vụ công Nghiệp Nặng – Bộ Công Thương; Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam và báo Công Thương tổ chức sáng 9/8, tại Hà Nội, ông Phạm Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nặng – Bộ Công Thương đã trao đổi với phóng viên Vietnam Economic News xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cho ngành cơ khí được coi là then chốt để phát triển ngành công nghiệp - “xương sống” của toàn nền kinh tế này. Tuy nhiên, đặc trưng của ngành cơ khí đòi hỏi vốn lớn và công nghệ hiện đại, tiềm lực của DN trong nước chưa đủ để đáp ứng yêu cầu. Theo ông, đâu là giải pháp để giải quyết vấn đề này?
DN cơ khí Việt Nam có đặc điểm chủ yếu là DNNVV, lại mới hình thành nên không có những tích lũy về tài chính cũng như công nghệ như các nước phát triển. Do đó, phát triển CNHT, nhất là đối với ngành cơ khí rất cần thiết có sự liên kết, phối hợp giữa các DN trong nước với nhau và sự phối hợpthiết kế quán cafe với DN nước ngoài để chia sẻ đơn hàng, chia sẻ phần vốn đầu tư. Bên cạnh đó, DN cơ khí của các nước phát triển có sự đi trước về công nghệ nên cần hợp tác để học hỏi kinh nghiệm cũng như chuyển giao công nghệ.
Ảnh minh họa
Nhằm giúp các DN trong nước có cơ hội hợp tác với các DN nước ngoài, Chính phủ đang có những biện pháp thu hút DN nước ngoài đầu tư vào CNHT ngành cơ khí. Trong chương trình liên kết giữa Việt Nam và Nhật Bản về CNHT, chúng ta đang xúc tiến xây dựng 2 KCN chuyên sâu đặt tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (KCN chuyên sâu về CNHT cho ngành điện tử) và tỉnh Hải Phòng (KCN chuyên sâu về CNHT cho ngành cơ khí chế tạo) để thu hút DN Nhật Bản. Mọi việc đang triển khai tốt và chúng tôi thường xuyên đưa các DN Nhật Bản đến khu vực này để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại để giúp DN nước ta có cơ hội gặp gỡ và tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các DN nước ngoài.
Những điểm hấp dẫn nào khiến DN nước ngoài tìm kiếm cơ hội hợp tác với DN cơ khí Việt Nam?
Thứ nhất là chúng ta có nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ: Thứ hai là các khoản chi phí cho sản xuất tại nước ta không cao, hơn thế những hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam vào các nước châu Âu cũng có lợi thế. Đó là những điểm chính hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài tìm đển để hợp tác với các DN Việt Nam.
Hợp tác nước ngoài là cơ hội lớn cho DN cơ khí. Nhưng hiện nay vẫn có tình trạng các DN nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam chỉ muốn thuê DN Việt Nam cho những công đoạn như lắp ráp chứ họ ít khi chuyển giao công nghệ?
Đối với các dự án lớn, đặc biệt trong ngành năng lượng, khi tổng thầu EPC là người nước ngoài thì họ có quyền thuê DN ở bất cứ đâu để gia công cho họ. Về điều này, Chính phủ đã ra Chỉ thị 494 về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước. Chỉ thị yêu cầu các gói thầu mà DN Việt Nam có khả năng làm được thì bắt buộc phải để cho DN Việt Nam làm. Đây là cơ hội để DN Việt Nam tăng lợi nhuận và khả năng công nghệ của mình. Khi thực hiện các gói thầu này, DN có thể thuê nước ngoài làm tư vấn trong giai đoạn đầu, sau đó mua lại công nghệ làm các mô hình tiếp theo. Đây là mô hình Trung Quốc đã áp dụng rất thành công.
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu Nghị định về đầu tư nước ngoài, trong đó có phần quan trọng nhất là chống chuyển giá để nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài và khuyến khích chuyển giao công nghệ. Bộ Công Thương cũng thường xuyên ban hành những danh mục các thiết bị cơ khí trong nước sản xuất được để từ đó các chủ đầu tư và nhà thầu bóc tách những phần Việt Nam sản xuất được để dành cho các DN Việt Nam làm, từ đó giảm phụ thuộc vào nước ngoài. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng việc tiếp nhận công nghệ phụ thuộc vào khả năng tiếp thu của DN đến đâu và thực sự điều này đòi hỏi một quá trình.
Làm thế nào để CNHT cho ngành cơ khí phát triển bền vững hơn nữa trong thời gian tới?
Để sản xuất CNHT, DN cơ khí phải tham gia chuỗi sản xuất chung toàn cầu. Đầu tiên, DN cơ khí trong nước có thể làm hàng gia công cho nước ngoài, sau đó học hỏi và làm chủ công nghệ, cuối cùng phải tự mình sản xuất ra rồi cung cấp cho các nhà lắp ráp chính thì mới có thể bền vững được.
Cơ khí có đặc trưng là ngành nghề đòi hỏi sự phát triển lâu dài, thị trường không chuyển biến nhanh. So với các sản phẩm cơ khí truyền thống, cơ khí hiện đại chỉ khác phần điều khiển và phần điện tử hóa còn nền tảng vẫn thế. Đây là cơ hội cho Việt Nam khi tiếp thu công nghệ và thực tế, có những sản phẩm DN Việt Nam đã làm rất tốt, ví dụ như cơ khí thủy công cho thủy điện, hiện nay DN cơ khí có thể tự chế tạo được cho hầu hết các công trình thủy điện trên cả nước, kể cả công trình lớn.
Xin cảm ơn ông!
Phương Lan thực hiện
 

 

gia cong co khi | chế tạo cơ khí | cơ khí chính xác | công ty cơ khí | băng tải | giá để hàng | giá kệ | kệ đa năng | tủ dụng cụ | đồ gá | jig | bàn thao tác | cty cơ khí | xe goong | máy đóng gói | máy lật cuộn | máy cấp liệu |