Danh mục tin tức

Cảnh giác với hình thức lừa đảo mới từ Châu Phi

Gần đây, một số người ở Việt Nam nhận được thư điện tử từ một cá nhân tự giới thiệu tên là Flip Pretorius từ Châu Phi, đang tìm kiếm đối tác đầu tư cổ phần trị giá 1 triệu đô-la Mỹ vào dự án nuôi tê giác lấy sừng ở Nam Phi. Cá nhân này đưa ra lời mời đầu tư với khẳng định rằng người được mời là một trong số ít cổ đông và là người nước ngoài đầu tiên tham gia dự án như vậy tại Nam Phi.


lừa đảo qua mail


Cùng với đó, cá nhân này có gửi kèm theo thư điện tử một file giới thiệu, nội dung tự khẳng định đây là dự án nuôi và khai thác sừng tê giác hợp pháp ở Nam Phi và các cổ đông tham gia có quyền mua bán và vận chuyển sừng tê giác ra nước ngoài. Thư giới thiệu còn đưa ra những đảm bảo khá hấp dẫn cho người đầu tư như khẳ năng thu hồi vốn đầu tư chỉ trong vòng một năm, là công ty duy nhất ở Nam Phi hoạt động trong lĩnh vực này… Thư giới thiệu còn kèm một số hình ảnh minh hoạ được tải từ internet nhằm tăng tính thuyết phục. Đây là hình thức lừa đảo mới xuất hiện mặc dù hình thức không quá tinh vi, nhưng đối tượng nhằm vào nhu cầu có thật thông qua một số vụ việc mua bán trái phép sừng tê giác của người châu Á tại Nam Phi thời gian qua.

hình thức lừa đảo từ châu phi



Một trường hợp khác, đối tượng tự giới thiệu tên là Jimmy Henchman từ tổ chức có tên APEX GROUP of COMPANY, doanh nghiệp thương mại từ nước Anh (UK), gửi thư điện tử đề nghị mua hàng để nhập khẩu vào Anh. Sau khi người nhận có phản hồi, đối tượng tiếp tục gửi một email khác đề nghị người nhận truy cập vào một địa chỉ trang web tại đó yêu cầu người nhận phải đăng nhập với địa chỉ email và mật khẩu của email đó để có thể lấy được đề nghị mua hàng nhập khẩu. Nếu như người nhận đăng nhập thì sẽ bị lấy cắp thông tin tài khoản thư điện tử, từ đó đối tượng có thể lấy cắp thêm được các thông tin khác của người bị hại như tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng, v.v…

Bộ Công Thương xin thông tin và cảnh báo tới các cá nhân và doanh nghiệp trong nước một số hình thức lừa đảo mới của các đối tượng từ Châu Phi và nước ngoài. Các doanh nghiệp và cá nhân cần nâng cao cảnh giác và thận trọng trong các giao dịch thông qua internet với các đối tượng nước ngoài, đặc biệt từ Châu Phi. Doanh nghiệp nên liên hệ với các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan chức năng nước sở tại để đề nghị thẩm tra đối tác thương mại trước khi tiến hành giao dịch.

Theo PBC- Bộ Công Thương

 

 

gia cong co khi | chế tạo cơ khí | cơ khí chính xác | công ty cơ khí | băng tải | giá để hàng | giá kệ | kệ đa năng | tủ dụng cụ | đồ gá | jig | bàn thao tác | cty cơ khí | xe goong | máy đóng gói | máy lật cuộn | máy cấp liệu |